Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

Đau nhức toàn thân khi tới tháng, nguyên nhân do đâu?

Đau nhức toàn thân khi đến tháng là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ. Cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, kèm theo cảm giác mệt mỏi, uể oải, khó tập trung công việc. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường, nhưng nếu không biết cách chăm sóc, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây đau, cách điều trị và các biện pháp giảm đau hiệu quả trong kỳ kinh nguyệt. Từ đó, bạn có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng năng suất làm việc.

1.  Đôi nét về triệu chứng đau nhức toàn thân khi tới tháng 

1.1. Giới thiệu về triệu chứng đau nhức toàn thân khi tới tháng 

Đau nhức toàn thân khi tới tháng là một biểu hiện phổ biến ở phụ nữ trước và trong giai đoạn hành kinh. Khi đó, chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, nhức mỏi, ê ẩm các vùng cơ bắp, xương khớp ở tay, cẳng chân, đùi,… đặc biệt là đau ở vùng bụng dưới, khiến cơ thể thiếu sức sống, không còn muốn làm bất cứ việc gì, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi.

Các cơn đau nhức có thể âm hoặc dữ dội, thường không rõ vị trí đau và có thể trở nên trầm trọng hơn khi vận động hoặc khi stress. Ngoài triệu chứng đau nhức toàn thân khi tới ngày “đèn đỏ”, chị em còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác như:

  • Bị đau đầu, đau vùng lưng dưới và vùng xương chậu;
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, lo lắng, thậm chí là trầm cảm;
  • Ngủ không ngon, không sâu giấc, thường bị tỉnh giấc giữa đêm;
  • Các cơn đau trở nên dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi, bị căng thẳng tinh thần hoặc vận động quá sức,…
  • Xuất hiện cảm giác rùng mình, ớn lạnh không rõ nguyên nhân, mặc dù thời thời tiết đang nóng nhưng cơ thể cảm thấy lạnh, đặc biệt là lạnh bàn tay, bàn chân;
  • Cơ thể thay đổi thân nhiệt thất thường, lúc cảm thấy nóng, lúc cảm thấy lạnh,…
Tình trạng đau lưng khi đến tháng

Đau nhức toàn thân khi tới tháng là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ

1.2. Mức độ nguy hiểm của đau nhức toàn thân & Khi nào cần gặp bác sĩ

Đau nhức toàn thân khi tới tháng có thể là một phản ứng sinh lý tự nhiên của cơ thể và thường sẽ hết đau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng này kéo dài hơn một tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng:

  • Đau nhức cơ thể dữ dội không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể xuất hiện thêm tình trạng phát ban, mẩn đỏ hoặc sưng tấy nghiêm trọng.
  • Đau nhức cơ thể sau khi bị côn trùng cắn.
  • Cơn đau xuất hiện khi bạn đang sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó.
  • Đau nhức toàn thân đi kèm sốt cao hoặc sốt dai dẳng không dứt.
  • Bị ngất xỉu, co giật và mất ý thức.
  • Xuất hiện cảm giác đau tức ngực, khó chịu với ánh sáng, thị lực giảm sút.

2. Nguyên nhân nào gây đau nhức toàn thân khi có kinh?

2.1. Thay đổi hormone ở phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi của hormone (hay còn được gọi là nội tiết tố). Trong đó, hai loại hormone LH tạo hoàng thể và FSH kích thích nang trứng được tiết ra từ tuyến yên, đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Bên cạnh đó, hormone Estrogen và Progesterone chịu trách nhiệm điều hòa, điều phối, kiểm soát nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phát triển, tăng trưởng, tâm trạng, chức năng tình dục, sinh sản và cả quá trình trao đổi chất.

Sự chênh lệch hormone trong các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau ở từng phụ nữ. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần. Do đó, khi đến kỳ kinh, ngoài tình trạng đau nhức toàn thân, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm sau đây:

  • Cảm thấy bị đau nhức ở vùng lưng, cổ vai gáy và đau khớp.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu năng lượng.
  • Đau đầu, có cảm giác căng tức ở vùng cơ bắp hoặc bị căng cơ.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ bị lo lắng, cáu gắt, bực tức hoặc thậm chí bị trầm cảm.

Tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn về sự ảnh hưởng của nội tiết trong bài viết “Con gái đến tháng làm gì“.

Cô gái bị đau bụng kinh

Thay đổi nội tiết khi tới tháng gây ra tình trạng đau bụng kinh, tiêu chảy

Ngoài chu kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi hormone ở phụ nữ còn do nhiều yếu tố khác gây ra như do đang trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh, hoặc do đang mắc các bệnh phụ khoa, đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc điều trị hormone. Khi đó, phụ nữ không chỉ bị đau nhức toàn thân khi đến tháng mà còn có một số số triệu chứng đi kèm khác như rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh dữ dội, rong kinh, ít kinh,…

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

Đau nhức toàn thân có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý, do đó rất khó xác định rõ nguyên nhân nếu không có sự thăm khám hoặc không có các triệu chứng đi kèm. Sau đây là một số bệnh lý phổ biến có thể gây ra triệu chứng đau nhức toàn thân:

  • Cảm cúm, cảm lạnh có thể gây đau nhức toàn thân kèm với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau họng, nghẹt mũi, ớn lạnh,… 
  • Bệnh ở phổi làm cơ thể có thể không nhận đủ oxy cho các mô và tế bào hồng cầu khiến bạn cảm thấy bị đau nhức toàn thân. 
  • Bệnh cơ xương khớp như viêm khớp thoái hóa, viêm khớp dạng thấp không chỉ khiến bạn bị nhức mỏi khớp mà còn bị đau nhức toàn thân, sưng khớp, khớp kêu, cứng khớp,…
  • Bệnh về tâm lý – tâm thần kinh như hội chứng cai rượu, trầm cảm hoặc rối loạn lo âu,… có thể dẫn đến biểu hiện sớm là đau nhức toàn thân.
  • Một số bệnh lý khác như suy giáp, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, bệnh rối loạn tự miễn (lupus ban đỏ, viêm cơ, bệnh đa xơ),…
Bị cảm cúm cũng gây ra đau nhức toàn thân

Các bệnh cảm cúm, cảm lạnh cũng gây ra tình trạng đau nhức toàn thân

2.2. Nguyên nhân khác

Đau nhức toàn thân không chỉ do sự thay đổi hormone, do bệnh lý mà còn có thể là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, đi kèm với các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi,… Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau nhức toàn thân:

  • Do áp lực, căng thẳng thường xuyên khiến cơ bắp căng lên để bảo vệ cơ thể, dẫn đến tình trạng đau đầu, đau vai, đau lưng và đau nhức toàn thân. 
  • Chấn thương hoặc tập luyện quá sức không có thời gian phục hồi có thể gây ra tình trạng các cơ căng cứng, viêm nhiễm, đau nhức toàn thân.
  • Các thói quen thiếu lành mạnh như thức khuya, ngủ không đủ giấc, uống quá ít nước, tắm khuya, lười vận động, sử dụng chất kích thích, làm việc quá sức,… có thể khiến cơ thể bị suy yếu, tuần hoàn máu kém, đau nhức cơ thể.
  • Lưu thông máu kém có thể gây ra các triệu chứng như chuột rút, đau nhức các khớp, mệt mỏi, tay chân lạnh, tê bì chân tay, táo bón, tiêu chảy,… 
  • Khi cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu Sắt và Vitamin D sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, khó thở, thường xuyên mệt mỏi, chân tay lạnh, đau lưng, đau các khớp,… 
  • Các thuốc như thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc kháng Histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ mỡ máu Statin,… có thể gây ra tình trạng đau nhức toàn thân.
Hình chụp các loại thuốc tây điều trị đau nhức toàn thân

Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ đau nhức toàn thân

3. Chẩn đoán và điều trị nguyên nhân bệnh lý

3.1. Chẩn đoán

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh của bệnh nhân để có được chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán chính xác các bệnh lý gây ra đau nhức toàn thân. Sau đây là một số phương pháp chẩn đoán lâm sàng phổ biến có thể được chỉ định:

  • Xét nghiệm máu
  • Chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, CT, X-quang.

3.2. Điều trị tình trạng đau nhức toàn thân 

Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức toàn thân là gì, sức khỏe của bệnh nhân ra sao, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là hai phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến:

  • Điều trị bằng thuốc: Tùy vào bệnh lý gây ra triệu chứng đau nhức toàn thân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tương ứng nhằm làm giảm triệu chứng, cải thiện sức khỏe.
  • Điều trị không bằng thuốc: Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, bác sĩ còn có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, massage, xoa bóp,… với mục đích thúc đẩy máu lưu thông tới vị trí đau nhức, giúp làm giảm đau, thư giãn cơ thể.
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân

Tùy vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh lý

4. Hỗ trợ giảm đau nhức toàn thân khi tới tháng ở nhà

Khi tới kỳ kinh nguyệt, chị em cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, áp dụng các mẹo giảm đau và thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh để làm giảm tình trạng đau nhức toàn thân trong giai đoạn này.

4.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Chị em phụ nữ khi tới kỳ “đèn đỏ” sẽ bị mất nhiều máu, thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Do đó, một chế độ ăn uống khoa học sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là Sắt và Vitamin D, giúp làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức toàn thân, cải thiện tâm trạng. Sau đây là một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt mà bạn cần bổ sung vào chế độ ăn của mình:

  • Các loại thực phẩm giàu Sắt: Các loại rau xanh đậm như rau cải xanh, cải bó xôi, các loại đậu,… hay các loại thịt đỏ có chứa nhiều Sắt, giúp bù đắp lượng máu đã mất khi hành kinh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
  • Các loại thực phẩm giàu Omega-3: Các loại thực phẩm có chứa axit béo tốt Omega-3 như cá hồi, cá thu,… sẽ có tác dụng giảm viêm, giảm đau cho phụ nữ khi tới tháng.
  • Trái cây: Các loại trái cây giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện tình trạng mệt mỏi cho chị em.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, hạt kê,… có chứa nhiều chất xơ, chất khoáng, chất đạm và các chất chống oxy hóa giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh.
  • Các loại hạt và quả khô: Các loại thực phẩm như hạt chia, hạt óc chó, hạt hạnh nhân,… có chứa nhiều chất béo lành mạnh và Vitamin E, tốt cho sức khỏe tim mạch, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh.

Bên cạnh các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cần bổ sung thêm vào thực đơn của mình, bạn cần hạn chế một số thực phẩm có thể làm tăng thêm cảm giác khó chịu, đau nhức toàn thân trong kỳ kinh nguyệt như:

Các loại thực phẩm giàu vitamin giúp giảm đau nhức khi tới tháng

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo Omega-3 khi tới tháng

4.2. Phương pháp giúp giảm tình trạng đau nhức cơ thể khi có kinh

Trong kỳ kinh nguyệt, cảm giác đau nhức cơ thể là một vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là ở những vùng như lưng, bụng, chân và cổ vai gáy. Bên cạnh việc chú trọng chế độ dinh dưỡng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp giúp làm giảm đau nhức, chăm sóc tốt cho bản thân để trải qua một kỳ kinh nhẹ nhàng hơn. Sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol,… để giảm cơn đau, cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Sử dụng túi chườm nóng hoặc miếng dán nhiệt để làm giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, làm dịu các cơn đau tại các vị trí như vùng bụng dưới, lưng, vai,…
  • Thực hiện các động tác massage, xoa bóp ở các vùng bị đau nhức hoặc toàn bộ cơ thể để làm thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, giảm đau. 
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt vào mùa lạnh.
  • Uống nước ấm hoặc các loại trà có tính chất chống viêm như trà gừng, trà nghệ, trà hoa cúc, trà xanh, trà quế,…
  • Áp dụng các mẹo dân gian như ngâm chân với nước gừng, lá lốt,… để giúp cải thiện lưu thông máu, giúp bạn dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn. 
  • Thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng, có tác dụng kéo giãn cơ, giúp cơ thể thư giãn, giảm cảm giác đau nhức.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để có thể đi qua những ngày hành kinh một cách nhẹ nhàng hơn. Nổi bật là Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông – sản phẩm được kế thừa từ bài cổ phương “Tứ vật thang”, được chiết xuất từ các loại thảo dược quý như Ngải Diệp, Hương Phụ, Xuyên Khung, Ích Mẫu, Đương Quy, Thục Địa, Xuyên Đại Hoàng, Bạch Thược, Bạch Phục Linh, có tác dụng bồi bổ khí huyết, giúp điều hòa kinh nguyệt, làm giảm các triệu chứng kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Hình chụp sản phẩm Song Phụng Điều Kinh Bình Đông

Sản phẩm Song Phụng Điều Kinh giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng đau nhức cơ thể

4.3. Thay đổi chế độ sinh hoạt giúp cơ thể cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau nhức khi tới tháng

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt và phòng ngừa được các triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Mặc dù chỉ là những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày nhưng sẽ mang đến hiệu quả lâu dài, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn, cải thiện những cơn đau nhức không mong muốn. Sau đây là một số thói quen tốt mà bạn có thể thực hiện hằng ngày:

  • Có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng với các nhóm chất như chất đạm, bột đường, béo, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, bạn nên ăn nhiều rau xanh, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa để có thể duy trì năng lượng ổn định.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm, đi ngủ trước 23h để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc. Tìm hiểu thêm “22 cách dễ ngủ nhanh hơn, hỗ trợ chìm vào giấc ngủ hiệu quả“.
  • Duy trì một lối sống tích cực, suy nghĩ thoải mái, hạn chế căng thẳng, áp dụng các biện pháp thư giãn như thiền, tắm nước ấm thường xuyên,…
  • Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với các bài tập như đi bộ, yoga,… để giúp làm thư giãn cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe tổng thể. Xem thêm bài viết “Top 8+ bài tập yoga điều hòa kinh nguyệt tại nhà an toàn, hiệu quả“.
  • Luôn giữ đúng tư thế khi làm việc, sinh hoạt để giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm cảm giác đau nhức cơ thể.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh mãn tính nguy hiểm.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần để phát hiện sớm các bệnh lý, điều trị kịp thời.
Áp dụng các bài tập yoga để giảm đau nhức toàn thân khi tới tháng

Áp dụng các liệu pháp thư giãn để giúp giảm căng thẳng và suy nghĩ tích cực hơn

5. Tổng kết

Tình trạng đau nhức toàn thân khi tới tháng là một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn hành kinh, sẽ biến mất khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi tình trạng đau nhức cơ thể kéo dài hơn 1 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đi khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cần chủ động xây dựng và duy trì những thói quen sinh hoạt tốt để nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế những triệu chứng khó chịu trong thời kỳ hành kinh. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên có công dụng bổ huyết, điều kinh nguyệt, làm giảm các triệu chứng đau nhức toàn thân, đau bụng kinh, rong kinh, ít kinh,… trong khi hành kinh, giúp bạn trải qua “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm này của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua hotline (028)39808808 để được hỗ trợ nhanh nhất.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

hieuphunu
Logo
Shopping cart