Free Shipping on orders over US$39.99 How to make these links

Uống cà phê mỗi ngày có tốt không? 4 tác hại của cà phê đến sức khỏe

Cà phê – thức uống quen thuộc đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhịp sống hằng ngày của hàng triệu người. Đằng sau hương vị đậm đà đặc trưng và tác dụng tỉnh táo phổ biến, Cà phê còn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên mà không phải ai cũng biết đến. Mặt khác, nếu chúng ta lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với cơ thể.

Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ cung cấp những thông tin, lợi ích và tác hại của Cà phê, kèm theo những khuyến cáo về cách thức sử dụng hợp lý để tối ưu hóa tác dụng tích cực của thức uống này đối với sức khỏe.

1. Đôi nét về Cà phê

Cà phê là một trong những thức uống được yêu thích không chỉ bởi hương vị đặc trưng mà còn vì công dụng giúp tỉnh táo do chất Caffeine – thành phần chính có trong Cà phê. Bên cạnh Cà phê, caffeine còn có mặt trong nhiều loại thức uống và thực phẩm khác như trà, nước tăng lực, socola hay cacao.

1.1. Lợi ích của việc uống Cà phê

Không chỉ có Caffeine, Cà phê còn chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe khác. Vì vậy, khi được sử dụng hợp lý, Cà phê sẽ mang lại nhiều tác dụng có lợi, chẳng hạn như:

  • Cung cấp thêm nhiều khoáng chất có lợi như Vitamin B12, B5, B3, Mangan, Kali, Magie,… 
  • Cải thiện chức năng não bộ, giúp duy trì sự tỉnh táo và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tâm thần kinh như bệnh trầm cảm, Alzheimer hay Parkinson.
  • Giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Caffein trong cà phê tốt cho sức khỏe

Hàm lượng Caffeine trong Cà phê mang nhiều lợi ích 

1.2. Nguy cơ tiềm ẩn khi uống quá nhiều Cà phê và những điều cần lưu ý

Cà phê có hương vị thơm ngon đặc trưng và khả năng tăng cường tỉnh táo. Điều này đã khiến Cà phê trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Nhưng việc lạm dụng Cà phê có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Uống Cà phê vượt mức cho phép và nguy cơ tổn thương cơ thể nhiều hơn

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), một người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ từ 250 – 400mg Caffeine mỗi ngày, tương đương với khoảng tách 2-3 Cà phê. Tuy nhiên, mức độ dung nạp Caffeine của mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, sức khỏe tổng thể và sự quen thuộc với Caffeine

Đặc biệt, nguy cơ tổn thương cơ thể tăng cao đối với những nhóm đối tượng đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi hoặc đối tượng mang các bệnh lý nền – huyết áp, trào ngược dạ dày, rối loạn giấc ngủ.

Biểu hiện của cơ thể khi uống quá nhiều Cà phê

Khi nạp vào cơ thể lượng Cà phê quá mức cho phép, cơ thể bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những phản ứng không mong muốn, các dấu hiệu nhất thời điển hình gồm:

  • Mất ngủ, khó ngủ: Caffeine là một chất kích thích mạnh, làm tăng sự tỉnh táo. Việc uống quá nhiều Cà phê, đặc biệt là vào buổi tối, có thể gây khó ngủ, mất ngủ kéo dài.
  • Bồn chồn: Caffeine có thể làm tăng hormone căng thẳng, dẫn đến cảm giác lo lắng, bồn chồn, khó tập trung.
  • Đánh trống ngực: Caffeine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, ảnh hưởng tim mạch ở những người nhạy cảm.
  • Tiêu hóa kém: Caffeine kích thích sản xuất axit dạ dày gây khó chịu và đau bụng. Ngoài ra, khi đi vào ruột, caffeine sẽ kích thích nhu động ruột, tăng co bóp đường tiêu hóa nên tăng nguy cơ đi đại tiện, thường gặp nhất là tiêu chảy. 
  • Mất nước: Caffeine có tác dụng lợi tiểu, làm tăng nhu cầu đi tiểu và có thể dẫn đến mất nước nếu không uống đủ nước. 
  • Nghiện caffeine: Việc sử dụng caffeine thường xuyên và với liều lượng cao có thể dẫn đến nghiện, gây ra các triệu chứng cai nghiện khi ngừng sử dụng.
Tác hại của việc uống nhiều cà phê

Uống Cà phê quá nhiều dễ dẫn đến nhiều tác hại cho cơ thể

2. Tác hại khi uống quá nhiều Cà phê tới cơ thể

2.1. Ảnh hưởng đến gan

Cà phê có thể được xem là loại thực phẩm có lợi cho gan vì có tác dụng chống oxy hóa. Do đó, người thường xuyên uống Cà phê sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan, bao gồm ung thư gan.

Tuy nhiên, uống quá nhiều Cà phê hay lạm dụng Cà phê sẽ làm tăng lượng Caffeine nạp vào cơ thể, gây ảnh hưởng đáng kể đến gan. Bởi vì, lượng Caffeine vào cơ thể tăng cao sẽ dẫn đến dư thừa và gan phải chịu trách nhiệm xử lý và loại bỏ lượng Caffeine này ra khỏi cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài, gan sẽ phải hoạt động liên tục trong tình trạng quá tải.

Ngoài ra, việc sử dụng cà phê kém chất lượng có chứa hóa chất, phẩm màu công nghiệp và các kim loại nặng độc hại như thủy ngân, chì,… cũng tạo thêm gánh nặng lên gan.

Khi gan phải hoạt động liên tục để loại bỏ lượng caffeine dư thừa và đồng thời chịu tác động từ các hóa chất độc hại trong Cà phê kém chất lượng, theo thời gian, chức năng của gan sẽ suy giảm, dẫn đến tình trạng nóng gan.

Khi bị nóng gan thường có những triệu chứng sau:

Tác hại uống nhiều cà phê

Uống quá nhiều Cà phê gây suy giảm chức năng Gan

2.2. Ảnh hưởng đến thận

Thận có chức năng loại bỏ chất thải dư thừa trong cơ thể và duy trì sự cân bằng của các chất có trong máu. 

Caffeine trong Cà phê nhìn chung có tác động tích cực đến chức năng thận, làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, trong Cà phê còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh như Acid Hydrocinnamic và Polyphenol, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do – một trong những tác nhân gây lão hóa, suy giảm chức năng của các cơ quan trên cơ thể.  

Tuy nhiên, khi uống quá nhiều Cà phê, lượng Caffeine khi vào cơ thể sẽ được xử lý ở gan và thải ra ngoài qua nước tiểu, khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của thận.

Dưới đây là những tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều Cà phê đến thận:

  • Tăng nguy cơ hình thành sỏi thận: Hợp chất Oxalate trong Cà phê khi gặp Canxi sẽ tạo thành sỏi.
  • Thận phải làm việc nhiều hơn để cân bằng lượng nước đã mất vì đi tiểu quá nhiều. Điều này khiến thận phải chịu tác động tiêu cực, và lâu dần dẫn đến tình trạng thận yếu, hư suy với các biểu hiện như hay tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, đau lưng dưới,…
  • Tăng huyết áp, bệnh tim mạch: Cà phê có chứa Caffeine làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn. Đối với những người có tiền sử cao huyết áp, khả năng này sẽ ở mức cao hơn, đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh lý về thận.
Uống nhiều cà phê gây hại đến thận

Tiêu thụ quá nhiều Cà phê gây ra nhiều tác hại tiêu cực lên thận 

2.3. Ảnh hưởng đến dạ dày, tiêu hóa

Cà phê có pH khá thấp, khi uống quá nhiều sẽ khiến cho lượng axit dạ dày tăng cao gây ra các phản ứng không tốt cho dạ dày. Triệu chứng thường gặp có thể kể đến như: Khó chịu, đầy bụng, đau bụng, khó tiêu. Thậm chí, nếu uống Cà phê liên tục trong thời gian dài có thể dẫn tới bệnh viêm, loét dạ dày.

Uống nhiều cà phê gây hại đến dạ dày

Uống quá nhiều Cà phê gây tác hại lớn cho Dạ dày 

Bên cạnh đó, uống quá nhiều Cà phê khi bụng đói có thể dẫn tới bệnh viêm, loét dạ dày.

2.4. Các ảnh hưởng tiêu cực khác

Việc tiêu thụ Cà phê quá mức không chỉ ảnh hưởng lớn đến gan, thận, dạ dày mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe.

Những nguy cơ lớn tác động đến cơ thể như sau:

  • Huyết áp cao và nhịp tim nhanh;
  • Ảnh hưởng hệ xương khớp do Caffeine làm giảm lượng canxi của cơ thể, gây loãng xương và suy nhược cơ với các triệu chứng đau nhức xương khớp,…
  • Ảnh hưởng đến sinh sản do làm giảm lượng Testosterone ở nam giới;
  • Khiến tinh thần bồn chồn, kích động, lo lắng hoặc hồi hộp hoặc lên cơn hoảng sợ;
  • Mất ngủ kéo dài khiến suy nhược cơ thể, mệt mỏi mãn tính và ảnh hưởng xấu đến làn da, da trở nên khô sạm và kém sức sống,…
Tác hại uống nhiều cà phê

Uống nhiều Cà phê gây ra nhiều tác hại tiêu cực cho cơ thể Uống nhiều cà phê

3. Uống Cà phê đúng cách có lợi cho sức khỏe

Cà phê sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu biết sử dụng đúng cách. Vì vậy việc uống đúng liều lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp duy trì sức khỏe. 

Những lưu ý khi uống Cà phê để mang nhiều lợi ích cho cơ thể

  • Lựa chọn Cà phê có xuất xứ rõ ràng là ưu tiên hàng đầu để cơ thể hấp thu nhiều dưỡng chất có lợi. Bạn không nên sử dụng những sản phẩm Cà phê có phẩm màu và các chất độc hại vì sẽ gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm như viêm gan, xơ gan,…
  • Nồng độ cortisol thường tăng cao khoảng 30 – 45 phút khi thức dậy, vì vậy uống Cà phê ngay sau thức dậy là không cần thiết. Thời điểm uống Cà phê thích hợp là khoảng thời gian từ 9 – 11 giờ.
  • Không nên uống Cà phê quá nhiều hoặc quá đậm vì sẽ làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng, kèm theo đó là các triệu chứng như sốt ruột, bất an, chân tay run…
  • Không uống Cà phê khi không ăn bữa sáng hoặc sau 3 giờ chiều.
  • Hạn chế dùng thêm đường, chất tạo ngọt, Cà phê hòa tan quá nhiều, bạn có thể đọc thêm bài viết “Tác hại của chất ngọt” ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào để hiểu rõ hơn.
  • Không uống rượu sau khi uống Cà phê.
  • Uống Cà phê có qua rây lọc, đặc biệt lọc giấy để loại bỏ chất Cafestol – chất làm tăng Cholesterol xấu cho cơ thể.
Uống cà phê đúng cách giúp cơ thể thoải mái

Uống Cà phê đúng cách để có lợi cho sức khỏe 

4. Kết hợp uống Cà phê với các thói quen có lợi cho sức khỏe

Để có một cuộc sống khỏe mạnh, nhiều sức đề kháng, bên cạnh việc uống Cà phê đúng liều lượng thì việc xây dựng và duy trì những thói quen lành mạnh cũng rất quan trọng. 

Dưới đây là một số thói thói quen có lợi để cơ thể luôn được khỏe mạnh:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, vitamin như các loại rau, củ, quả (cải xanh, lê, đậu xanh…)
  • Ngủ đủ giấc và ngủ sớm để não, gan, thận,… được nghỉ ngơi. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “20 cách đơn giản để ngủ nhanh và sâu“.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đào thải được nhiều độc tố có hại cho cơ thể, tránh tình trạng mụn nhọt nổi trên da, cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng bằng các cách thiền, tắm nước ấm thường xuyên,… cùng với đó là kết hợp liệu pháp thư giãn cho cơ thể như massage, bài tập giãn mềm cơ bắp,…
  • Tập thể dục đều đặn với các bài tập như đi bộ, yoga,… ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần giúp cải  thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể.
  • Duy trì tư thế đúng khi làm việc và sinh hoạt giúp máu lưu thông tốt hơn như ngồi thẳng lưng, nằm ngửa khi ngủ,…
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe

Tạo thói quen tốt để nâng cao sức khỏe

5. Tổng kết

Cà phê đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Bên cạnh đó, Cà phê cũng mang lại những tác hại khi tiêu thụ quá mức. Vì vậy, bạn cần sử dụng Cà phê đúng liều lượng để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh. Đồng thời bạn nên kết hợp với lối sống lành mạnh để chất lượng cuộc sống được nâng cao, sức khỏe tổng thể được cải thiện. Bên cạnh đó, Cà phê nên uống vào thời gian từ 9-11 giờ, không nên uống Cà phê khi bụng đói và sau 3 giờ chiều.

Ngoài ra, với những trường hợp có biểu hiện của nóng gan do uống nhiều Cà phê thì bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm hỗ trợ Long Đởm Giải Độc Gan của Dược Bình Đông. Long Đởm Giải Độc Gan được kế thừa từ bài thuốc cổ phương Long đởm tả can thang có thành phần từ thiên nhiên như Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Sài hồ, Cam thảo, Sinh địa, Nhân trần, Diệp hạ châu, Aitso, Đại hoàng có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông

Long Đởm Giải Độc Gan – Sản phẩm hỗ trợ giảm nóng Gan của Dược Bình Đông

Với hơn 70 năm đồng hành cùng sức khỏe người Việt, mang sứ mệnh kế thừa tinh hoa của nền y học cổ truyền Việt Nam, kết hợp với công nghệ hiện đại, Dược Bình Đông đã cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả, phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Dược Bình Đông, bạn có thể gọi đến hotline 02839808808 hoặc tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm trên toàn quốc.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

hieuphunu
Logo
Shopping cart